Nhập viện vì bát canh cua

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng trong ngày hè, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách, cua đồng lại dễ biến thành chất độc. Đã có trường hợp phải nhập viện do ngộ độc cua đồng.

cua đồng
Cua đồng là món ăn ngon được nhiều người ưa thích trong những ngày hè. Ảnh: T.L

Ngộ độc khi ăn cua để lâu

Bà Nguyễn Thị Lừ (ở Yên Mỹ, Hưng Yên) mới đây đã bị ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân từ việc tiếc bát canh cua để lại từ bữa trước. Trước đó, bà hì hục mua cua về nấu canh. Tối hôm đó ăn không hết, tiếc công làm nên bà cất bát canh thừa vào trong tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp. Ngày hôm sau, bà lấy bát canh cua ra ăn. Do trời nóng, trong khi mở nắp hộp ra canh vẫn sánh màu vàng nên bà để lạnh ăn với cà cho mát mà không đun lại.

Ăn được khoảng 30 phút, bà kêu đau bụng, chân tay bủn rủn, người lạnh toát. Dù đã uống thuốc berberin nhưng bà không đỡ mà cảm giác đau bụng mạnh hơn, đi ngoài liên tục rồi lả đi. Người nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu nên rất may bà đã không bị nguy hiểm đến tính mạng. Bác sỹ cho biết bà bị ngộ độc thức ăn.

“Tôi vẫn hay có thói quen để thức ăn thừa như thịt, cá, tôm… để lại ăn tiếp cho bữa sau. Thường thì tôi vẫn đun lại nhưng hôm đó bỏ canh cua ở tủ lạnh ra, trời lại đang nóng nên tôi không đun. Nghĩ ăn canh vậy không sao, nào ngờ lại đau bụng, đi ngoài rồi lả đi. Sau khi được bác sỹ cho uống thuốc và nôn ra hết thức ăn, người nhẹ hẳn và hết đau bụng”, bà Lừ kể lại.

TS Bùi Quang Tề - chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết, canh cua giàu chất đạm, lại có vị tanh nên rất dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu sau khi tiếp xúc với môi trường. Nhất là thời tiết nắng nóng hiện nay, thức ăn lại càng dễ bị nhiễm khuẩn khi để từ hôm trước. Nếu người dùng không biết chế biến, bảo quản đúng cách rất dễ gây ngộ độc.

Khi chế biến cua đồng nên chế biến đến đâu sử dụng đến đó là tốt nhất. Việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc. Canh cua để lâu, khi ăn nguy cơ bị tiêu chảy, ngộ độc… là rất cao. Biểu hiện ngộ độc nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Điều đáng nói, hầu hết các thủy sản đều có nhiễm ký sinh trùng. Trong đó, cua là loại đáng lo ngại nhất vì mang ký sinh trùng nguy hiểm là ấu trùng sán lá phổi Paragonimus. Ấu trùng này sống rất lâu, ngay cả ở nhiệt độ cao. Ăn cua chế biến chưa kỹ thì rất dễ bị sán ký sinh. Nếu ký sinh trùng lên não thì sẽ gây ra động kinh, ở phổi làm hại phổi gây ho khạc ra máu, tức ngực…

Bên cạnh đó, nhiều người nội trợ lại có thói quen mua cua đã được chế biến sẵn về nấu để tiết kiệm thời gian. Nhưng điều này tiềm ẩn nhiều hiểm họa bởi người bán thường không rửa kỹ và loại bỏ cua chết mà cho xay luôn. Cua chết không chỉ làm cho món ăn kém thơm ngon mà chứa độc tố gây hại. Trong cua chết có chứa độc tố axít amin histidine. Cua chết để càng lâu thì lượng độc tố này sinh ra càng nhiều.

Ăn cua đúng cách

Theo ThS. BS Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), khi ăn quả hồng không nên ăn kèm với cua. Cua rất giàu protein mà quả hồng lại chứa tanin và pectin. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi chất tanin kết hợp với protein trong cua sẽ khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể tạo thành sỏi…

Ngoài ra, mọi người cũng cần lưu ý khi ăn cua xong không nên uống trà ngay vì trà cũng có chất tanin. Khi vào cơ thể, trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Tốt nhất, uống trà sau khoảng 1h ăn cua.

Nhiều người cho rằng, cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là cách hiểu sai lầm, bởi sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc. Nếu để thức ăn lâu trong tủ lạnh sẽ làm cho nó biến chất và không ngon. Chỉ nên để thức ăn trong tủ lạnh trong vòng từ 1 - 3 ngày.

Cần giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu ở nhiệt độ dưới 5oC, không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh phải bọc thực phẩm lại bằng nilon kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau. Với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, trong Đông y, cua đồng được coi là một vị thuốc. Cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương. Nhưng một số người cần tránh ăn cua đồng: Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu không nên ăn cua đồng do cua có tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, người bị cảm lạnh, tiêu chảy, bệnh gout, người mới ốm dậy, người bị dị ứng và người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch cũng không nên ăn cua đồng. Hàm lượng chất béo trong cua cao khi ăn nhiều sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao làm bệnh tăng nặng.

Báo Gia đình & Xã hội, 10/06/2015
Đăng ngày 11/06/2015
Hà My
Ẩm thực

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 08:00 29/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 05:03 06/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 05:03 06/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 05:03 06/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 05:03 06/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 05:03 06/05/2024